Header Ads

Phân biệt phần mềm CRM và ERP

Phân biệt phần mềm CRM và ERP: ERP/CRM là gì? Sự giống và khác nhau giữa các tính năng của phần mềm ERP và CRM như thế nào? cách Phân biệt phần mềm CRM và ERP ứng dụng cho doanh nghiêp

Hiện nay, có nhiều khách hàng đang quan tâm đến phần mềm CRM và ERP và có gọi điện cho GCloud để hỏi về CRM và ERP là gì? Làm thế nào để  phân biệt phần mềm CRM và ERP? Sự giống và khác nhau giữa các tính năng  của CRM và ERP như thế nào? Để trả lời cho những câu hỏi trên GCloud hỗ
trợ khách hàng tìm hiểu sâu hơn về chúng.

CRM và ERP là hai giải pháp phần mềm để hỗ trợ quá trình kinh doanh. CRM và ERP tự động hóa lực lượng bán hàng và marketing giúp doanh nghiệp  tăng tỉ lệ chốt đơn lên đến 100%. Đặc biệt CRM và ERP còn là giải pháp cloud PBX tích hợp cho hệ thống tổng đài ảo Cloud PBX có quá nhiều lợi ích như vậy hãy cùng Gcloud khám phá về chúng.

1. ERP/CRM là gì?

– CRM (Customer Relationship Management) chuyên sử dụng để quản trị quan hệ khách hàng, chủ yếu tập trung vào mục tiêu giúp doanh nghiệp tương  tác với khách hàng một cách tốt nhất. Phần mềm CRM mang lại hiệu quả trong quá trình bán hàng, tăng doanh thu và khiến  khách hàng luôn trung thành với doanh nghiệp cũng như sản phẩm dịch vụ  mà doanh nghiệp cung cấp.

– ERP (Enterprise Resource Planning) là một giải pháp phần mềm chuyên hỗ trợ việc quản trị các hoạt động trong một doanh nghiệp, công ty, tập  đoàn hay các tập đoàn đa quốc gia. Phần mềm ERP tích hợp tất cả các chi  nhánh của công ty, các công ty con của các tập đoàn lớn và các phòng ban như phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng nhân sự, phòng hành chính,  phòng sản xuất… vào hệ thống phần mềm ERP chung để tiện cho việc theo  dõi, linh hoạt đáp ứng các nhu cầu khác nhau phát sinh trong quá trình  vận hành công việc.



2. Điểm khác biệt giữa CRM và ERP

– Mục tiêu
     + CRM và ERP đều dùng những cách thức khác nhau để tăng lợi nhuận.  CRM giúp tăng lợi nhuận thông qua việc tối ưu hóa quá trình bán hàng,  thúc đẩy lượng bán. Trong khi đó ERP tập trung vào cắt giảm chi phí quản lý các bộ phận để giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
– Đối tượng quản lý
     CRM quản lý đội ngũ bán hàng và nhóm khách hàng của doanh nghiệp,  bao gồm các nhóm khách hàng chưa mua, đã mua, đang mua và sẽ mua sản  phẩm. CRM thường liên quan đến:
     + Lưu trữ thông tin khách hàng: thông tin khách hàng được lưu trữ để thuận tiện cho quá trình tìm kiếm
     + Chăm sóc khách hàng: quản lý lịch sử liên lạc và chăm sóc khách hàng
     + Hỗ trợ bán hàng: các nghiệp vụ bên ngoài hỗ trợ bán hàng
      + Đo lường tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp
  ERP quản lý tất cả các bộ phận của doanh nghiệp như:
     + Kế toán/Tài chính: Hỗ trợ tính toán tiền lương, dòng tiền của  công ty, qui trình kế toán được tự động hóa, rõ ràng và nhanh chóng.
     + Nhân sự: Tuyển dụng ra sao, lưu trữ thông tin như thế nào? Tính toán hỗ trợ các hoạt động nhân sự
      + Hoạt động sản xuất: Quản lý xuyên suốt quá trình sản xuất của  doanh nghiệp từ quy trình nhân đơn hàng đến khi quyết toán đơn hàng
     + Dây chuyển cung ứng: Quản lý hệ thống các tổ chức, con người,  hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan tới việc chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp (chuỗi cung ứng) đến khách hàng.
     + Quản lý dự án: Quản lý thông tin và thực tế tiến hành dự án của doanh nghiệp
– Quá trình chuyển đổi dữ liệu và vận hành
     + CRM hoạt động trong phạm vi cụ thể hơn nên việc chuyển thông tin  từ hệ thống cũ lên phần mềm nhanh chóng và dễ dàng hơn. Còn với ERP bạn sẽ phải chuyển đổi thông tin dữ liệu của cả doanh nghiệp nên chắc chắn sẽ tốn công sức hơn.

     + Cả hai đều cần thời gian để làm quen và sử dụng bởi đội ngũ nhân  viên, quản lý với trình độ IT khác nhau. Bởi vì tất cả các phòng ban đều sẽ hoạt động trên nền tảng phần mềm ERP nên quá trình đưa vào vận hành sẽ mất nhiều thời gian hơn phần mềm CRM.

– Chi phí
      + Chi phí đầu tư vào CRM và ERP cũng có sự khác biệt. Phần mềm ERP thường tốn nhiều thời gian và công sức hơn để cài đặt, vận hành và cũng yêu cầu nhiều tài khoản sử dụng hơn nên thường có chi phí cao hơn so  với CRM.

– Loại hình doanh nghiệp

      + CRM được dùng phổ biến trong nhiều doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn  nhờ khả năng thích nghi dễ dàng và lợi ích tối quan trọng liên quan đến  khách hàng mà phần mềm mang lại.

      + Ngược lại, ERP thường được lựa chọn bởi các doanh nghiệp vừa và  lớn. Những doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ thường không đủ nguồn lực để  triển khai ERP. Vốn dĩ cấu trúc phòng ban của các doanh nghiệp nhỏ với  ít nhân viên hơn thường khá đơn giản nên cũng không thực sự cần đến ERP.



3. Nên lựa chọn phần mềm nào cho doanh nghiệp của bạn

– Thường trong giai đoạn mới ra mắt và phát triển, điều doanh nghiêp  quan tâm và cần nhất là doanh thu và thu hút khách hàng mới, bán được  nhiều sản phẩm. Tại thời điểm này doanh nghiệp nên sử dụng CRM trước.  Bởi vì CRM có thể thúc đẩy quy trình bán hàng và marketing, chăm sóc  khách hàng hàng hiệu quả hơn. Từ đó tăng doanh thu, giúp doanh nghiệp  tồn tại và phát triển hơn so với các đối thủ cạnh tranh ra đời cùng thời điểm.

– Khi đã đạt được mục tiêu doanh thu, doanh nghiệp nên nghĩ đến việc cắt giảm chi phí hoạt động. Vì vậy, ERP nên được dùng khi doanh nghiệp đang ở nửa sau của giai đoạn phát triển và bước vào giai đoạn lớn mạnh,  trưởng thành. Đó là khi số lượng nhân viên ngày càng tăng và các quy  trình vận hành cũng phức tạp hơn, có nhiều vấn đề cần giải quyết hơn.  Các quy trình làm bằng tay, trao đổi qua văn bản, email, điện thoại làm  doanh nghiệp hoạt động chậm lại.

– Khi doanh nghiệp đã hoạt động hoàn toàn ổn định, vững chắc bạn cũng có thể cân nhắc tích hợp hai phần mềm với nhau để đồng bộ hóa thông tin,  giúp tối ưu hóa quá trình quản lý.


Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để tìm ra giải pháp thích hợp  cho doanh nghiệp của bạn. Với kinh nghiệm cung cấp cả 2 giải pháp phần mềm CRM và ERP, đội ngũ GCloud sẽ hỗ trợ cung cấp những thông tin hữu ích nhất hoặc đăng ký TẠI ĐÂY




Thông tin chi tiết về lắp tổng đài ảo xin liên hệ!
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ LIÊN KẾT TOÀN CẦU - GTC 
Địa chỉ: Tầng 5, số 49 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 024.777.99.777
E-mail: contact@gtctelecom.vn
Website: https://giaiphapcloudpbx.com


Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.